Gốm sứ Nhật – lịch sử hình thành và phát triển

Gốm Sứ Nhật ra đời và phát triển như thế nào?

Nhắc đến đất nước Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc không chỉ nổi tiếng với hoa Anh Đào, núi Phú Sĩ mà còn là cái nôi của một nền văn hóa đặc sắc, đa dạng với những con người thân thiện, hiếu khách và nền khoa học tiên tiến. Trong đó không thể không kể đến Gốm Sứ Nhật – một trong những loại hình nghệ thuật lâu đời nhất tại Nhật Bản và phát triển mạnh mẽ vươn lên vị trị hàng đầu thế giới như ngày nay. Vậy, hãy cùng gốm Nhật Fuji tìm hiểu thêm đôi điều về lịch sử hình thành của gốm Nhật, cũng như những thăng trầm trong quá trình phát triển của gốm Nhật từ thuở sơ khai nhé.

Từ gốm Nhật Jomon

Chắc hẳn có một đôi lần các bạn đã nghe ai đó nói về gốm sứ Jomon. Jomon thực ra là một thời kì hình thành nên đất nước Nhật Bản ngày nay. Trong tiếng Nhật Bản, Jomon có nghĩa là “ đánh dấu bằng dây thừng”, và thời kì Jomon hay còn gọi là “thời kì đồ đá mới ở Nhật Bản” diễn ra trong giai đoạn năm 10.000 –

năm 300 trước công Nguyên. Tạm không nói về vấn đề phát triển nhân loại sơ khai, gốm Nhật Fuji sẽ cùng bạn tìm hiểu tại sao mỗi khi nhắc đến gốm sứ Nhật hay thậm chí trên Thế giới đều phải nói đến gốm sứ Jomon vậy.

Theo các bằng chứng khảo cổ học, người Jomon có thể là người đã tạo ra những chiếc bình gốm đầu tiên trên thế giới, vào khoảng thiên niên kỷ 14 TCN. Người thời Jomon đã chế tác ra những vật dụng và các bình gốm được trang trí bởi những họa tiết tinh vi làm bằng cách ép đất sét ướt với các sợi dây hoặc

các que gỗ được tết lại hoặc không được tết lại. Hầu hết các sản phẩm gốm sứ Nhật giai đoạn sơ khai đều rất đơn giản với dạng góc cạnh, đáy nhọn,… Cộng hưởng với nền văn hóa (thừng văn) Jomon kéo dài; họa tiết cuốn thừng (dây thừng cuốn) là hình ảnh chủ đạo để trang trí trên các sản phẩm gốm sứ Nhật thời bấy giờ. Người ta đã tạo ra gốm sứ Nhật Jomon bằng cách cuộn những vòng đất sét chồng lên nhau để tạo hình, rồi vuốt phẳng bằng tay, sau đó mới trang trí hoa văn cuốn thừng.

Đến thời gốm sứ Nhật Yayoi

Tiếp đến, gốm sứ Nhật có bước phát triển hơn về loại hình sản phẩm hướng đến nhu cầu sử dụng trong cuộc sống như chum, lọ, vại, đồ đựng thức ăn,.. Tuy nhiên phương thức làm gốm sứ Nhật vẫn với họa thiết cuộn thừng và được nung ở nhiệt độ thấp, không tráng men, màu nguyên sơ đỏ sẫm, hay đỏ nhạt.

Gốm sứ Nhật Hajibe

Mãi đến khi tiếp nhận kĩ thuật gốm sứ từ Triều tiên, người dân Nhật Bản lần đầu tiên được biết đến sự tồn tại của bản xoay; tiếp đó chiếc bàn xoay thô sơ đầu tiên ra đời đã từng bước thay thế kĩ thuật làm gồm liền mảng thay cho phương thức cuộn thừng như trước. Sản phẩm gốm Hajibe theo kĩ thuật bàn xoay sơ khai này được tìm thấy chủ yếu các bức tượng đất nhỏ liên quan đến tôn giáo, đó là những tượng đất nung không được tráng men.

Gốm sứ Nhật thời Tang thế kỉ thứ 8

Gốm sứ Nhật được áp dụng kĩ thuật nung nhiệt độ cao với 3 màu xuất hiện từ thời Tang, thế kỉ thứ 8. Đây được cho là kĩ thuật du nhập từ các sản phẩm gốm Trung Quốc, xuất hiện vào từ đầu thế kỉ 2 – 3 sau ng Nguyên. Khi ấy, các kĩ thuật nung gốm nhiệt độ cao tới 10000C bắt đầu được áp dụng rộng rãi.

Giai đoạn từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 16

Tiếp sau đó, gốm sứ Nhật bắt đầu liên tiếp chịu ảnh hưởng nhiều từ các sản phẩm gốm sứ nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và cả Việt Nam. Giai đoạn từ thế kỷ 11 cho tới 16. Tuy nhiên, các nghệ nhân gốm sứ Nhật đã chuyển tải những giá trị nghệ thuật gốm sứ nước ngoài thành những giá trị nghệ thuật truyền thống đặc trưng riêng của xứ sở hoa anh đào.

Qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và học hỏi, những người làm đồ gốm Nhật bắt đầu biết cách tráng men, nung đất sét ở nhiệt độ tương đối thấp. Một số lớp men tráng bằng kĩ thuật này cho ra màu xanh lục đậm, đó cũng là lúc các sản phẩm gốm sứ Nhật gia dụng có men xanh thịnh hành. Không những vậy, trong quá trình áp dụng và cải tiến kĩ thuật làm đồ gốm, những nghệ nhân gốm Nhật đã phát hiện tra kĩ thuật tráng men tro tự nhiên và cho áp dụng vào sản xuất.

Giai đoạn Thế Chiến thứ II

Không chỉ mang tính thường thức nghệ thuật hay nhu cầu cuộc sống, gốm sứ Nhật đã góp phần không nhỏ trong việc phục hồi và xây dựng lại nền kinh tế Nhật Bản sau Thế Chiến thứ II khi mà các sản phẩm gốm sứ Nhật Bản được xuất khẩu ra thị trường Châu Âu với dòng chữ đánh dấu “Occupied Japan” hay “made in Occupied Japan“.

—> Giá sỉ gốm Nhật cho người muốn kinh doanh!

Những giai đoạn phát triển mạnh của gốm sứ Nhật

Thời gian sau, trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử và văn hóa, điển hình có thể nhắc đến thời kì trà đạo thịnh hành, hay các nghi lễ, đã cho ra đời rất nhiều dòng gốm sứ Nhật Bản khác nhau mang đậm ảnh hưởng của từng giai đoạn, có thể kể đến như: gốm Nhật Shino, gốm Nhật Obori Somayaki, sứ Nhật Satsuma, gốm sứ Nhật Imari,… Cùng với sự phát triển tột bậc của kĩ thuật, bước tiến bộ của gốm sứ Nhật là đã chế tạo được sản phẩm nhiều màu sắc và nước men mới đạt đến độ tinh xảo rực rỡ tới mức người ta nói rằng những tiêu bản đẹp nhất về màu sắc của gốm chỉ có thể tìm thấy ở gốm sứ thời Edo của Nhật Bản.

Mãi cho đến nay, ngành ng nghiệp gốm sứ Nhật Bản vẫn phát triển mạnh mẽ và rất được nhiều người trên thế giới ưa chuộng bởi màu sắc, kĩ thuật gia ng tỉ mỉ và ng phu, kèm theo đó là những tinh hoa văn hóa xứ sở Hoa Anh Đào mà những nghệ nhân gốm sứ Nhật để lại trên từng tác phẩm nghệ thuật từ gốm sứ.

Qua những thông tin trên, gốm nhật Fuji hy vọng các bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về lịch sử hình thành và phát triển của ngành ng nghiệp gốm sứ Nhật Bản, bên cạnh đó càng gia tăng tình cảm dành cho đất nước và con người xứ sở hoa Anh Đào, xứ sở gốm sứ Jomon hơn. Cùng đến gốm  Nhật Fuji để chia sẻ với nhau nhiều kiến thức và những câu chuyện thú vị hơn nữa về gốm sứ Nhật Bản nhé.

Viết bình luận